Xây dựng một máy tính chơi game từ đầu là cách chắc chắn duy nhất để đảm bảo rằng hệ thống của bạn có khả năng đáp ứng tất cả các sở thích cá nhân của bạn. Khi bạn kiểm soát được mọi linh kiện trong máy tính của mình, kể cả nguồn điện, bạn biết rằng mình có thể chơi những trò chơi mình thích ở tốc độ khung hình mong muốn. Ngoài ra, một máy tính được xây dựng tại nhà giúp bạn dễ dàng nâng cấp — khi công nghệ thay đổi, khi thị hiếu và nhu cầu chơi game của bạn thay đổi, hoặc khi ngân sách của bạn cho phép.
Mặc dù việc xây dựng một máy tính có vẻ phức tạp, nhưng bạn có thể thấy rằng điều đó dễ dàng hơn bạn nghĩ, đặc biệt là khi được chia thành các bước có thể quản lý được. Chính vì thế, chúng tôi đã soạn ra hướng dẫn cụ thể từng bước này để bạn tự xây dựng máy tính chơi game đầu tiên của mình, cùng với những mẹo hay thủ thuật từ các chuyên gia thiết kế máy tính kỳ cựu của chúng tôi.
Tìm hiểu xem máy tính lắp ráp sẵn hay máy tính tùy chỉnh phù hợp với bạn ›
CHUẨN BỊ 1: Công cụ dựng máy tính
Điều đầu tiên bạn cần làm để chuẩn bị là thu thập các công cụ bạn cần để hoàn thành việc xây dựng. Chuẩn bị các vật liệu dưới đây trước thời hạn sẽ đảm bảo quá trình xây dựng diễn ra suôn sẻ.
- Vùng làm việc. Bạn sẽ cần một bề mặt rộng, như mặt bàn, để lắp ráp trên đó. Để tránh sự cố phóng tĩnh điện (có thể gây hư hại những linh kiện dễ bị hỏng), hãy đảm bảo là bạn không đứng trên bề mặt trải thảm.
- Tua vít. Bạn chỉ cần sử dụng một tua vít Phillips số 2 là đủ. Nếu đang lắp ráp thiết bị M.2, bạn cần sử dụng tua vít Phillips số 0.
Mẹo hay từ chuyên gia: Dùng tua vít có nam châm để tránh làm rơi vít vào trong thùng máy (mũi tua vít có từ tính rất yếu và sẽ không ảnh hưởng gì tới linh kiện của bạn).
CHUẨN BỊ 2: Vỏ máy tính chơi game
Trước khi bắt đầu chọn linh kiện, bạn nên chọn sẵn thùng máy trong đầu hoặc ít nhất là kích thước thùng máy.
Điều quan trọng cần lưu ý khi chọn thùng máy là bạn định để máy tính ở đâu. Vị trí cuối cùng của máy tính của bạn sẽ cho biết bạn có thể (hoặc không thể) thiết kế máy lớn đến mức nào, và điều đó cũng sẽ giúp xác định xem các tính năng thùng máy cao cấp khác có đáng để sử dụng hay không. Bạn có thể không muốn trả tiền cho một bảng điều khiển bên bằng kính cường lực nếu máy tính sẽ được ẩn dưới bàn của bạn.
Thông thường, thùng máy có ba kích thước: Đầy đủ, trung bình và mini. Đây là những danh mục rất chung chung (kích thước thùng máy không được tiêu chuẩn hóa giữa các nhà sản xuất) mà được dựa trên kích thước bo mạch chủ.
CHUẨN BỊ 3: Các Bộ phận của máy tính chơi game
Đã đến lúc để mua tất cả linh kiện cùng nhau. Đây là bước để bạn cân nhắc chọn những linh kiện mình thích, bạn có thể tự mình nghiên cứu kỹ lưỡng từng linh kiện và thiết kế một cỗ máy tùy chỉnh từ con số không theo ý mình, hoặc bạn có thể tìm một cỗ máy đã được lắp sẵn trên mạng và điều chỉnh để đáp ứng với ngân sách và nhu cầu cụ thể của mình.
Chúng tôi khuyên bạn nên dự trù ngân sách trước khi bạn bắt đầu chọn các thành phần (rất dễ mất kiểm soát khi mua sắm các phụ kiện). Hãy nhớ rằng, bạn luôn có thể nâng cấp các thành phần riêng lẻ sau này.
Mẹo hay từ chuyên gia: Lập danh sách linh kiện cần thiết trước khi mua sắm, tất cả các linh kiện cần tương thích với nhau.
Mẹo hay từ chuyên gia: Nếu bạn đang thiết kế máy tính vì bạn muốn chơi một game cụ thể nào đó, hãy kiểm tra những yêu cầu hệ thống đề xuất của game đó để lên danh sách phù hợp.
Ngoài thùng máy, đây là các thành phần bạn cần để xây dựng một máy tính chơi game:
- Bộ xử lý trung tâm (CPU)
- Bo mạch chủ
- Bộ nhớ (RAM)
- Bộ xử lý đồ họa (GPU)
- Lưu trữ
- Thiết bị cung cấp điện (PSU)
- Tản nhiệt hệ thống
- Tản nhiệt hệ thống
- Thiết bị ngoại vi để chơi game
- Hệ điều hành (HĐH)
Hãy cùng xem chức năng và tầm quan trọng của từng linh kiện, cũng như những điều bạn cần chú ý khi mua linh kiện.
BƯỚC 1: LẮP RÁP CPU
Bộ phận/dụng cụ: Bo mạch chủ, CPU
Lấy bo mạch chủ ra khỏi bao bì chống tĩnh điện và đặt lên bàn. Tìm khe cắm CPU, khe này được đậy bằng một nắp nhựa bảo vệ. Ở góc nắp nhựa hoặc phổ biến hơn là trên chính khe cắm, bạn sẽ thấy một mũi tên nhỏ, hãy lưu ý vị trí của mũi tên này.
Bên cạnh khe cắm CPU, bạn sẽ thấy một chốt kim loại nhỏ. Ấn chốt xuống và kéo nhẹ sang một bên (ra khỏi khe cắm) để mở khay khe cắm.
Mở CPU và tháo bao bì. Khi xử lý CPU, phải hết sức cẩn thận vì cả CPU và khe cắm CPU đều rất dễ hỏng khi chịu tác động vật lý. Cầm cách cạnh của CPU, tuyệt đối không chạm vào lẫy ở phần cuối cùng của chip vì các ngón tay có thể làm dính bụi hoặc dầu vào đó, cũng như không nên chạm vào phần trên cùng của chip.
Bạn sẽ thấy một mũi tên ở góc CPU. Hướng mũi tên này theo chiều mũi tên có trên khe cắm và nhẹ nhàng đặt CPU lên trên khe cắm. Sau khi CPU đã được gắn một cách nhẹ nhàng, bạn có thể kéo chốt xuống và đẩy lại về vị trí. Để kéo chốt xuống, có thể cần chút lực nhưng đặt CPU vào khe cắm thì không!
BƯỚC 2: (TÙY CHỌN) LẮP RÁP SSD M.2
Bộ phận/dụng cụ: Bo mạch chủ, SSD M.2, tua vít Phillips số 0, sổ tay hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ
Nếu bạn muốn lắp ráp SSD M.2, đây chính là lúc thích hợp. Đầu tiên, tìm khe cắm M.2 trên bo mạch chủ. Đó là một khe nhỏ nằm ngang có một vít nhỏ. Nếu bạn không tìm được khe này, nếu bạn thấy có nhiều khe cắm M.2 hoặc nếu bạn định lắp ráp nhiều hơn một SSD M.2, hãy xem sổ tay hướng dẫn sử dụng đi kèm với bo mạch chủ.
Tháo vít nhỏ này ra bằng tua vít Phillips số 0. Đừng làm mất vít này.
Nhẹ nhàng gắn SSD M.2 vào khe cắm. Khi gắn xong, SSD M.2 sẽ tạo một góc khoảng 35 độ với bo mạch chủ. Ấn SSD xuống và vặn vít nhỏ vào để cố định.
BƯỚC 3: LẮP RÁP HỆ THỐNG TẢN NHIỆT CPU
Bộ phận/dụng cụ: Bo mạch chủ đã lắp ráp CPU, bộ tản nhiệt CPU, keo tản nhiệt, sổ tay hướng dẫn về bộ tản nhiệt CPU
Bộ tản nhiệt CPU có nhiều loại. Bạn nên xem hướng dẫn lắp ráp chính xác trong sổ tay hướng dẫn đi kèm bộ tản nhiệt CPU.
Một số bộ tản nhiệt cần phải sử dụng giá lắp. Bo mạch chủ có thể có sẵn giá lắp; bạn có thể cần tháo giá lắp này nếu bộ tản nhiệt của bạn không cần giá lắp hoặc thay thế giá lắp này nếu bộ tản nhiệt của bạn sử dụng một giá lắp khác. Đừng làm điều này trước khi đặt bo mạch chủ vào trong thùng máy.
Một số bộ tản nhiệt có keo tản nhiệt được bôi sẵn vào vật liệu dẫn nhiệt (đặt trên CPU), còn một số bộ tản nhiệt lại không có keo này. Nếu bộ tản nhiệt của bạn không bôi sẵn keo tản nhiệt, bạn sẽ cần bôi keo tản nhiệt bằng tay trước khi lắp bộ tản nhiệt. Để bôi keo tản nhiệt, lấy một lượng keo nhỏ (tương đương kích thước một hạt gạo), bôi vào chính giữa CPU. Sau đó, đặt bộ tản nhiệt lên trên CPU, áp lực sẽ giàn đều keo tản nhiệt.
BƯỚC 4: LẮP RÁP BỘ NHỚ (RAM)
Bộ phận/dụng cụ: Bo mạch chủ, RAM, sổ tay hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ
Xác định xem bo mạch chủ có bao nhiêu khe RAM (thông thường là hai hoặc bốn khe). Nếu bạn định lắp kín tất cả các khe RAM, chỉ cần cắm RAM thật chặt vào các khe. Nếu bạn không định lắp kín tất cả các khe RAM, hãy xem sổ tay hướng dẫn sử dụng để biết cấu hình chính xác cũng như những khe RAM cần lắp.
BƯỚC 5: (TÙY CHỌN) CHẠY THỬ NGHIỆM BÊN NGOÀI THÙNG MÁY
Bộ phận/dụng cụ: Bo mạch chủ đã lắp ráp CPU và bộ tản nhiệt CPU, RAM, GPU, PSU, tua vít, sổ tay hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ, màn hình máy tính (đi kèm với GPU)
Hiện giờ, bạn đã lắp ráp xong CPU và bộ tản nhiệt CPU, bạn cần chạy thử nghiệm nhanh các linh kiện để đảm bảo tất cả đều hoạt động. Sau khi mọi thứ đã được lắp ráp xong trong thùng máy, việc thử nghiệm (và xử lý sự cố) sẽ khó khăn hơn nhiều. Để thực hiện thử nghiệm này, hãy lắp ráp GPU và kết nối mọi thứ với nguồn điện (nếu bạn không biết cách lắp ráp GPU, hãy xem phần bên dưới). Hãy đảm bảo kết nối nguồn điện cho bo mạch chủ (cả CPU 8 chân cắm và CPU 24 chân cắm) và GPU, sau đó cắm điện và bật lên.
Một vài bo mạch chủ cao cấp có nút nguồn nhưng nhiều bo mạch chủ không có nút này. Nếu bạn không thấy nút nguồn, hãy tìm vị trí của chân cắm công tắc nguồn, đây là cặp ngạnh nhỏ gắn bên ngoài các mấu nhiều màu. Chân cắm công tắc nguồn có thể sẽ được dán nhãn (chẳng hạn như "PWR_ON"). Để bật bo mạch chủ, hãy dùng tua vít chạm vào cả hai chân cắm nguồn cùng một lúc.
Giờ bạn đã có thể xác định được linh kiện nào không hoạt động hoặc có vấn đề. Nếu bo mạch chủ nháy đèn hoặc kêu bíp, có thể nó đang muốn báo hiệu với bạn điều gì đó. Một số bo mạch chủ hiển thị mã lỗi (hai chữ số) để giúp bạn xác định vấn đề xảy ra. Để xác định ý nghĩa của con số đó, hãy tra cứu trong sổ tay hướng dẫn sử dụng. Nếu bo mạch chủ không hiển thị mã lỗi, hãy kết nối màn hình với GPU và xem hệ thống có “báo” hoặc khởi động và hiển thị logo của bo mạch chủ hay không.
Khi bạn hoàn tất thử nghiệm, hãy tắt nguồn điện và chờ tất cả đèn LED trên bo mạch chủ tắt để đảm bảo không còn tồn dư điện trong hệ thống. Sau đó, hãy gỡ GPU và rút nguồn điện trước khi tiến hành bước tiếp theo.
BƯỚC 6: GẮN NGUỒN ĐIỆN
Bộ phận/dụng cụ: PSU, thùng máy, cáp PSU, tua vít Phillips số 2
Mở bao bì của PSU (hoặc gỡ ra khỏi linh kiện khác nếu bạn lựa chọn chạy thử nghiệm) và để dành cáp của PSU (nếu có thể).
Hãy quan sát thùng máy, tìm chỗ và hướng bạn định đặt PSU (có thể ở dưới cùng, gần phía sau). Hướng lý tưởng để bạn đặt PSU là quạt hướng ra ngoài thùng máy (qua một lỗ thông khí). Nếu thùng máy có một lỗ thông khí ở dưới đáy, bạn có thể gắn PSU theo hướng ngược lại để lỗ thông khí ở đáy được thông khí tốt khi máy tính tắt.
Nếu thùng máy không có lỗ thông khí, hãy gắn PSU sao cho quạt hướng lên trên (bên trong thùng máy) và đảm bảo có đủ khoảng không.
Gắn PSU vào thùng máy bằng bốn vít đi kèm với PSU.
Nếu bạn dùng nguồn điện không mô-đun hoặc bán mô-đun, giờ là lúc chạy cáp đi kèm trong thùng máy đến những vị trí cần cấp điện (hãy tận dụng tính năng quản lý cáp nếu thùng máy của bạn có tính năng này).
BƯỚC 7: LẮP RÁP BO MẠCH CHỦ
Bộ phận/dụng cụ: Thùng máy, bo mạch chủ, miếng chắn I/O (nếu không có gắn trên bo mạch chủ), tua vít Phillips số 2, vít, sổ tay hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ
Nếu bo mạch chủ có miếng chắn I/O rời (một bảng kim loại hình chữ nhật có các khe khớp với cổng của bo mạch chủ), đầu tiên hãy gắn miếng chắn này vào đúng vị trí sau thùng máy (đảm bảo gắn đúng hướng). Miếng chắn thường có cạnh sắc nên hãy cẩn thận tránh đứt tay.
Sau khi gắn xong miếng chắn, bạn có thể lắp ráp bo mạch chủ. Kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tất cả cáp đều được đi đúng rồi sau đó gắn bo mạch chủ (trước tiên cùng với miếng chắn I/O). Dùng tua vít Phillips số 2, bắt vít đầu tiên ở vị trí trung tâm để cố định bo mạch chủ. Hãy đảm bảo bạn không kéo bo mạch chủ qua chốt cách điện gắn trên khung.
Số lượng vít cần thiết để gắn bo mạch chủ phụ thuộc vào bo mạch, nhưng bo mạch chủ ATX kích thước đầy đủ thường cần 9 vít. Bắt vít vào tất cả các lỗ vít.
Kết nối nguồn điện với bo mạch chủ. Có hai cách nối chính: cổng nối CPU 8 chấu hướng lên trên cùng của bảng mạch và cổng nối CPU 24 chấu ở bên cạnh.
BƯỚC 8: LẮP RÁP GPU
Bộ phận/dụng cụ: Bo mạch chủ, GPU, tua vít Phillips số 2, vít, sổ tay hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ
Tìm khe PCIe* x16 trên bo mạch chủ. Đây sẽ là khe PCIe* dài nhất và có thể có màu khác với các khe còn lại. Nếu bo mạch chủ có nhiều hơn một khe PCIe* x16, hãy xem sổ tay hướng dẫn sử dụng để biết khe nào cần được ưu tiên. Nếu có thể gắn vào bất kỳ khe nào, hãy xác định khe sẽ dùng theo vị trí đã lắp ráp các linh kiện khác vì bạn cần tạo khoảng thông thoáng cho GPU.
Tùy vào thùng máy, bạn có thể cần tháo miếng chắn I/O (tấm kim loại nhỏ đậy ở tấm lưng của thùng máy) để lấy chỗ cho I/O của GPU (HDMI, DisplayPort, DVI, v.v.) và để có thể tiếp cận được phía ngoài thùng máy.
Lấy GPU ra khỏi bao bì chống tĩnh điện và cẩn thận gắn vào cả giá treo phía sau và khe cắm, sau đó nhẹ nhàng đẩy vào khe PCIe* x16 (bạn có thể nghe thấy một tiếng tách nhỏ). Thanh PCIe* trên bo mạch chủ có thể di chuyển vào vị trí cố định mà bạn cần gắn lại GPU.
Sau khi gắn xong GPU, hãy gắn chặt GPU với phần sau của thùng máy bằng một hoặc hai vít. Nếu GPU cần thêm cổng nối nguồn điện, hãy kết nối cổng này với nguồn điện.
BƯỚC 9: LẮP RÁP BỘ LƯU TRỮ
Bộ phận/dụng cụ: Bo mạch chủ, SSD, HDD, tua vít Phillips số 2, vít, sổ tay hướng dẫn sử dụng thùng máy
Đầu tiên, kiểm tra thùng máy của bạn. Mỗi thùng máy có một chút khác biệt về ổ đĩa.
Bạn có thể thấy nhiều khoang ổ đĩa với các kích thước khác nhau trong thùng máy. Những khoang này có thể có lẫy nhỏ bằng nhựa nếu đó là những khoang ổ đĩa không cần dùng dụng cụ để lắp ráp hoặc những khoang này có thể chỉ trông giống như những giá kim loại.
Bộ lưu trữ thường có hai kích thước: 2,5 inch (HDD và SSD) và 3,5 inch (HDD). Đa số các khoang 3,5 inch có thể nhận ổ 2,5 inch nhưng không có chuyện ngược lại (một số khoang 3,5 inch sẽ có những khay không được thiết kế dành cho ổ 2,5 inch nhưng vẫn có thể vừa khoang 2,5 inch). Bạn cũng có thể thấy những khoang lớn hơn trong thùng máy, dành cho những ổ đĩa lớn hơn như ổ đĩa flash và thường đặt ở phía trước của thùng máy, gần với nóc thùng.
Nếu bạn có khoang không cần dùng dụng cụ để lắp ráp, thì mỗi khoang đều có chốt hoặc lẫy riêng bằng nhựa. Mở hoặc khóa chốt hoặc lẫy để kéo khay ra ngoài. Đặt ổ đĩa vào khay, một số khay 3,5 inch được thiết kế để nhận cả khay 2,5 inch. Nếu như vậy, bạn sẽ cần bắt vít ổ đĩa 2,5 inch vào khay 3,5 inch để cố định.
Gắn lại khay vào khoang. Khi khay được gắn vào đúng chỗ, sẽ có tiếng tách.
Nếu không có khoang kiểu này, bạn sẽ thấy một giá kim loại (to, giống như một tấm bảng) có các khía mỏng hoặc lỗ bên trên giá. Để đặt ổ đĩa vào một trong các “khoang” này, tất cả những gì bạn cần làm là gắn ổ đĩa vào giữa giá kim loại và cạnh bên của thùng máy rồi bắt vít cố định. Bắt đủ số vít theo hướng dẫn trong sổ tay hướng dẫn sử dụng thùng máy, nhưng nếu bạn không có đủ vít thì đa số ổ đĩa chỉ cần hai vít.
Sau khi gắn xong ổ đĩa, hãy kết nối chúng với bo mạch chủ (bằng cáp SATA đi kèm với ổ đĩa hoặc bo mạch chủ) và nguồn điện.
BƯỚC 10: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH
Bộ phận/dụng cụ: Máy tính, màn hình, chuột, bàn phím, hệ điều hành lưu trên ổ đĩa flash
Nếu bạn đã chuẩn bị hệ điều hành (HĐH) trên ổ flash USB, thì bây giờ là lúc để làm điều đó. (Xem phần trên về các hệ điều hành trong Phần “CHUẨN BỊ 3: Chọn các thành phần của bạn” để biết thêm chi tiết.)
Cắm ổ đĩa flash chứa HĐH, cũng như màn hình, chuột và bàn phím, rồi bật máy tính.
Màn hình đầu tiên bạn thấy sẽ nhắc bạn nhấn một phím để vào thiết lập hệ thống hoặc BIOS. Nhấn phím đó để mở BIOS. (Nếu màn hình chớp tắt quá nhanh khiến bạn không kịp nhìn thấy đó là phím nào, hãy xem sổ tay hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ.)
Trước tiên, bạn cần kiểm tra để đảm bảo tất cả linh kiện đều được lắp ráp và được nhận. Tìm trang này trong BIOS hiển thị thông tin hệ thống máy tính của bạn (các bo mạch chủ khác nhau có thiết lập BIOS khác nhau nhưng bạn có thể tìm thấy màn hình có chứa thông tin này) và kiểm tra để đảm bảo hệ thống nhận tất cả mọi thứ bạn đã lắp ráp.
Sau đó, kiểm tra BIOS để tìm trang Boot (có thể được đặt tên là "Boot Order" hay "Boot Priority"). Thay đổi thứ tự khởi động để khởi động ổ đĩa flash đầu tiên, sau đó là ổ đĩa bạn muốn cài HĐH vào đó (nếu bạn định dùng ổ SSD làm ổ khởi động, bạn cần cài HĐH vào đây).
Khởi động lại máy tính. Máy tính của bạn sẽ khởi động từ USB và bộ cài đặt HĐH sẽ bật lên. Làm theo các hướng dẫn cho đến khi hoàn tất cài đặt.
NHƯNG VẪN CHƯA XONG
Nếu bạn đã thực hiện tất cả các cách thông qua hướng dẫn của chúng tôi, xin chúc mừng bạn đã hoàn thành bản dựng của mình (đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên của bạn)! Tuy nhiên, công việc không nhất thiết phải kết thúc tại đây.
Điều thú vị nhất khi tự thiết kế máy tính chơi game của mình là công việc sẽ chẳng bao giờ thực sự hoàn tất. Khi những tiến bộ về phần cứng liên tục xuất hiện, khả năng tùy biến máy tính với các tùy chỉnh là gần như vô hạn, và giàn máy của bạn có thể cập nhật theo ý bạn muốn theo cả nhu cầu và ngân sách của bạn.
Khi bạn tiếp tục kiểm tra các thông số kỹ thuật được đề xuất cho một trò chơi mới mà bạn muốn chơi, hãy ghi nhớ những khả năng này. Máy tính bạn vừa xây dựng sẽ đóng vai trò là nền tảng của bạn cho tất cả các trải nghiệm chơi game phía trước và tinh chỉnh các thành phần của bạn là một phần thú vị của việc sở hữu chiếc máy tính này.
Bây giờ bạn đã biết cách xây dựng một máy tính chơi game, hãy xem xét việc tích hợp máy tính của bạn vào một trạm chiến đấu hoàn chỉnh. Bạn cũng có thể tìm hiểu cách tận dụng tối đa bản dựng của mình thông qua các kỹ thuật nâng cao như khả năng ép xung CPU của bạn.