Tại sao lại tải rồi chạy từng phần nội dung trong khi phát trực tiếp?

Tìm hiểu cách khắc phục lỗi video game khi truyền phát trực tiếp bằng các bản sửa lỗi sau.1 2

Từng bước: Cải thiện buổi phát trực tiếp

  • Xác định vấn đề bằng cách kiểm tra máy chủ, các ứng dụng chạy trong nền và hoàn tất bài kiểm tra tốc độ

  • Thử nghiệm phát trực tiếp trên một dịch vụ phát trực tiếp, như Twitch*, Mixer*, và Youtube*

  • Kiểm tra phần cứng

author-image

Bởi

Lẽ ra, những người phát trực tiếp nội dung chơi game đang hào hứng không nên gặp phải tình trạng tốc độ khung hình trễ quá mức hoặc bị giảm, nhưng đôi khi trục trặc vẫn xảy ra. May mắn thay, bạn có thể áp dụng và hiệu chỉnh một số biện pháp phòng ngừa để hỗ trợ cho buổi phát trực tiếp của mình. Dù bạn sử dụng Twitch*, Mixer* hay YouTube* thì vẫn có vài cách để chẩn đoán lý do có thể gây ra tình trạng giật quá nhiều và tìm ra cách chấm dứt tình trạng tải rồi chạy từng phần nội dung khi phát trực tiếp qua mạng.

Những mẹo này sẽ giúp bạn giảm hiện tượng trễ và khắc phục một số vấn đề, từ bị phàn nàn về luồng phát trực tiếp từ người xem khác, đến việc bạn nhận thấy số lượng khung hình bị giảm trong các bộ sản phẩm phát quảng bá như Open Broadcast Studio* (OBS).

Xác định vấn đề

Kiểm tra máy chủ

Các vấn đề về tải rồi chạy từng phần nội dung thường là do những lỗi đơn giản như kết nối không đúng máy phát, chính là máy chủ mà bạn kết nối để phát trực tiếp. Trước khi bạn đăng nhập vào Twitch*, YouTube* hay Mixer*, hãy kiểm tra ping để đảm bảo rằng bạn đã kết nối với một máy chủ trong phạm vi gần bạn. Kết nối với một máy chủ có trụ sở tận Melbourne trong khi bạn đang ở New York thì không thể có thời gian ping lý tưởng.

Kiểm tra để thấy không có chương trình nào đang chạy trong nền

Nếu bạn luôn bật chế độ sao lưu các tệp trong máy tính hoặc có lẽ bạn liên tục đồng bộ hóa một vài tài khoản đám mây vào bất kỳ thời điểm nào, thì hãy thử tắt chúng đi trước khi bắt đầu phát trực tiếp để giúp giải phóng băng thông. Phát trực tiếp chiếm khá nhiều dung lượng tải lên, trong khi dung lượng này thường bị giới hạn trên các kết nối băng thông rộng, đặc biệt là so với tốc độ tải xuống. Việc dừng các quy trình nền đó sẽ giải phóng băng thông có sẵn để phát trực tiếp. Bạn cũng nên kiểm tra xem có ai đang sử dụng mạng để thực hiện bất kỳ hoạt động nào chiếm dụng băng thông hay không.

Kiểm tra tốc độ truy cập Internet của bạn

Phát trực tiếp một video game thường đòi hỏi tải lên cả video và âm thanh trong thời gian thực. Đôi khi, còn có thêm video thứ hai từ một webcam chỉ tập trung vào bạn, cộng với bất kỳ vật dụng nào bạn có thể hiển thị trong bộ công cụ phát trực tiếp của mình. Bạn sẽ cần khá nhiều băng thông để trình chiếu tất cả những thứ đó với chất lượng hình ảnh cao mà không bị gián đoạn. Trong một số trường hợp, thực hiện điều đó cũng dễ dàng như việc tắt bất kỳ phần mềm chạy ngầm nào đang chiếm dụng đường truyền Internet. Nhưng nếu cách làm này vẫn chưa cải thiện được tình hình, thì vấn đề có thể do tốc độ đường truyền Internet của bạn.

Kiểm tra tình trạng kết nối Internet bằng cách sử dụng dịch vụ web như Speedtest.net* để phân tích tốc độ tải lên và tải xuống hiện tại. Cụ thể, thông tin về tốc độ tải lên có thể giúp bạn định hướng cách thiết lập buổi phát trực tiếp tùy theo dung lượng của bạn. Ví dụ: Nếu tốc độ tải lên của bạn dao động khoảng 5 MB/giây, thì đó là lượng dữ liệu bạn có thể gửi đi tại bất kỳ thời điểm nào. Với con số cụ thể này, hãy thử phát trực tiếp ở độ phân giải 1080p, trước tiên ở tốc độ 30 khung hình mỗi giây. Nếu bạn vẫn gặp vấn đề về tải rồi chạy từng phần nội dung, hãy thử giảm xuống độ phân giải 720p với cùng tốc độ khung hình. Tải lên độ phân giải và tốc độ khung hình thấp hơn sẽ chiếm ít băng thông hơn.

Mặc dù không có tiêu chuẩn đồng bộ về tốc độ Internet trong khi phát trực tiếp, bạn vẫn có thể điều chỉnh các cài đặt cho đến khi tìm ra lựa chọn phù hợp với thiết lập cụ thể của mình. Trong hầu hết các trường hợp, độ phân giải thấp nhất bạn có thể phát trực tiếp ở chế độ HD là 854 x 480 nên bạn có thể thực hiện điều đó kể cả với dung lương băng thông hạn chế.

Hãy nhớ rằng chỉ kiểm tra tốc độ không phải lúc nào cũng cho bạn kết quả phân tích chính xác nhất về tốc độ tải lên. Các bài kiểm tra này là những công cụ chung dùng để phân tích tình trạng kết nối nói chung, trái ngược với cách bạn tương tác với Twitch*, Mixer* hoặc YouTube* nói riêng. Dù vậy, nếu tốc độ tải lên bị nghẽn, đó cũng là một dấu hiệu rất rõ cho thấy bạn cần liên hệ với Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và tăng dung lượng băng thông tải lên hoặc làm việc với họ để khắc phục vấn đề.

Cách thử nghiệm phát trực tiếp

Nếu bạn vẫn gặp phải vấn đề tải rồi chạy từng phần nội dung và rớt khung hình khi phát trực tiếp kể cả khi đã kiểm tra kết nối Internet và điều chỉnh tốc độ truyền hình ảnh của mình, thì hãy thử một số dịch vụ phát trực tiếp gọi là “phát thử nghiệm” để tiếp tục chẩn đoán sự cố. Đây thực chất là phát sóng rỗng để bạn có thể chủ động kiểm tra kết nối Internet khi bạn kết nối với máy chủ phát trực tiếp. Một trong những lợi ích của phát thử nghiệm là có thể giúp bạn xác định các vấn đề của mình có liên quan đến băng thông hoặc tốc độ truyền hình ảnh hay không, từ đó giúp bạn chẩn đoán vấn đề chính xác hơn.

Các dịch vụ phát trực tiếp có các loại phát thử nghiệm khác nhau, nhưng đa số đều cần thời gian để chẩn đoán. Twitch” và Mixer” cung cấp các công cụ đặc thù để giúp bạn xác định vấn đề đang xảy ra, trong khi phương pháp thử nghiệm phát trực tiếp của YouTube* hướng đến đối tượng phổ thông hơn. Bạn cũng có thể phát thử nghiệm để kiểm tra tình trạng các thiết bị ngoại vi được kết nối và kiểm tra xem khán giả có thể nhìn thấy hoặc nghe thấy bạn khi bạn đang phát không.

Twitch*

Người dùng Twitch* có Twitch Inspector*, là công cụ chủ động ghi lại tình trạng của các lần phát trực tiếp mới nhất. Nếu bạn không phát trực tiếp trong khoảng một thời gian và không có dữ liệu nào để kết xuất, bạn có thể phát thử nghiệm bằng cách đặt một cờ băng thông sau khóa phát trực tiếp trong một bộ giải mã như OBS. Cờ sẽ ngăn không cho hệ thống gửi thông báo về lần phát trực tiếp này đến những người đang theo dõi bạn. Phát thử nghiệm trong 5 đến 10 phút3, hoặc lâu hơn để thu thập thêm dữ liệu. Kết nối Internet có thể không ổn định và có thể mất một lúc để bạn nhận thấy sự bất ổn. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra Twitch Inspector trong khi phát thử nghiệm để xem kết quả đo tốc độ truyền hình ảnh trong thời gian thực. Hãy đặc biệt chú ý xem liệu đồ thị có trồi sụt hay không, vì điều này có thể cho biết tình trạng của buổi phát trực tiếp. Bạn muốn đồ thị trông ổn định nhất có thể. Twitch Inspector cũng sẽ liệt kê tốc độ truyền hình ảnh trung bình của buổi phát trực tiếp ở góc dưới bên phải. Nếu bạn cần trợ giúp thêm, menu thả xuống “Chọn một vấn đề” rất tiện dụng ở phía trên cùng của màn hình sẽ hướng dẫn bạn tìm hiểu những trang hỗ trợ hữu ích của Twitch*.

Lưu ý một cảnh báo khi thử nghiệm với Twitch* Inspector, đó là công cụ này không bắt lỗi về tốc độ khung hình do buổi phát trực tiếp bị trống. Twitch Analyzer* có thể giúp xử lý vấn đề này dù đòi hỏi buổi phát trực tiếp của bạn phải đặt ở chế độ công khai để công cụ này có thể thu thập dữ liệu cụ thể đó.

Mixer*

Người dùng Mixer* có công cụ tương tự để thử nghiệm phát trực tiếp. Tuy nhiên, công cụ này chỉ dành cho các kênh của đối tác hoặc nhà phát triển. Tính năng này sẽ không bật lên nếu bạn không nằm trong nhóm đối tượng này.

Nếu bạn là đối tác, tính năng này có trên Broadcast Dashboard trong bảng cài đặt chính, dưới mục Test Streams, mặc dù mỗi tháng chỉ được thử phát trực tiếp tối đa năm tiếng đồng hồ. Bạn sẽ thấy một thanh bật lên kèm theo liên kết dẫn đến buổi phát trực tiếp sau khi bạn bật chế độ Test Mode, cho dù buổi phát này sẽ không hiển thị cho lượng người theo dõi của bạn. Nếu không phải là đối tác, ít nhất bạn cũng truy cập được một vài số liệu phân tích của các buổi phát trực tiếp trước đó để xem phân tích chi tiết về nhân khẩu học, v.v.

YouTube*

Hướng dẫn phát trực tiếp thử nghiệm của YouTube khái quát hơn một chút. YouTube đề xuất sử dụng bài kiểm tra tốc độ riêng, giống như cách làm đã nêu ở trên để đánh giá tốc độ tải lên và tải xuống. Nếu không làm được như vậy, thì có thể thực hiện một buổi phát trực tiếp không công bố để thử nghiệm một buổi phát trực tiếp sẽ như thế nào, rồi đọc toàn bộ các báo cáo phân tích.

Khi nào bắt đầu kiểm tra phần cứng

Nếu bạn đã thử mọi phương án được trình bày ở đây để khắc phục tình trạng giật, bao gồm phát trực tiếp ở chế độ cài đặt thấp nhất, mà video vẫn tải rồi chạy từng phần nội dung và tốc độ khung hình vẫn bị rớt, thì đã đến lúc phải bắt đầu kiểm tra phần cứng.

Thao tác này cũng góp phần đảm bảo bộ xử lý được làm mát bằng hệ thống tản nhiệt CPU bằng chất lỏng hoặc không khí tốc độ caokeo tản nhiệt được bôi thường xuyên và đúng cách.

Một cách cực kỳ hay để kiểm tra nội thất máy tính chính là thử nghiệm phát trực tiếp trong khi đang chạy một ứng dụng chẩn đoán, chẳng hạn như HWInfo*. Một ứng dụng như vậy sẽ hiển thị lên màn hình máy tính những thông số quan trọng như mức độ sử dụng CPU và nhiệt độ. Tham khảo tài liệu về CPU để xem nhiệt độ có nhằm trong ngưỡng hoạt động tiêu chuẩn hay không. Nếu không, hãy đảm bảo bộ xử lý được làm mát bằng hệ thống tản nhiệt CPU hoặc không khí tốc độ cao và keo tản nhiệt được bôi thường xuyên và đúng cách. Nếu bạn thấy chỉ số về mức độ sử dụng CPU cao, hãy thử giảm cài đặt sẵn mã hóa hoặc cân nhắc nâng cấp bộ xử lý. Chúng tôi đề xuất bộ xử lý Intel® Core™ i7 thế hệ hiện nay hoặc đời cao hơn để vừa chơi game vừa phát trực tiếp.

Bất kỳ lúc nào bạn cần nhắc về cách chấm dứt tình trạng tải rồi chạy từng phần nội dung khi phát trực tiếp qua mạng, hãy tham khảo lại tại đây để nhớ lại thông tin.