Cách khắc phục sự cố CPU không chạy hết công suất

Điểm nổi bật:

  • Mức sử dụng CPU cao thường dẫn đến thời gian tải lâu, hiệu năng chậm và sự cố không mong muốn.

  • Tab Hiệu năng của Trình quản lý tác vụ hiển thị thông tin chi tiết về mức sử dụng CPU.

  • Các máy tính cũ có thể không có trình điều khiển thích hợp để đạt hiệu năng tối ưu. Cập nhật những trình điều khiển đó có thể khắc phục vấn đề.

  • Một số hình thức phần mềm độc hại làm tăng mức sử dụng CPU. Cân nhắc quét máy tính của bạn bằng một chương trình chống vi-rút uy tín.

author-image

Bởi

Bộ xử lý trung tâm (CPU) được xem là bộ não của chiếc máy PC. Tất cả các thành phần chính của hệ thống, ví dụ như thẻ đồ họa và RAM, đều phụ thuộc vào các lệnh từ CPU. Bộ xử lý hoạt động bình thường là một phần quan trọng của mọi máy tính chơi game.

Tất cả các bộ xử lý đều có giới hạn và việc các trò chơi và ứng dụng cường độ cao đạt đến các giới hạn đó mà không ảnh hưởng xấu đến hiệu năng là điều bình thường. Tuy nhiên, mức sử dụng CPU cao bất thường có thể khiến máy tính bị giật, không phản hồi hoặc gặp sự cố.

Nếu máy tính của bạn dường như bắt CPU làm việc quá sức ngay cả khi đã đóng các ứng dụng cường độ cao, thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, vậy nên cần phải tìm hiểu cách khắc phục mức sử dụng CPU cao trong Windows 11.

1. Khởi động lại máy tính của bạn

Trước khi thử những cách khác, hãy thử khởi động lại máy tính của bạn. Lời khuyên khắc phục sự cố điển hình này thường mang lại hiệu quả. Việc khởi động lại có thể xóa các tệp tạm thời và có khả năng giải quyết tình trạng máy bị chậm trong các tiến trình chạy dài hạn. Nếu đó là vấn đề duy nhất làm giảm hiệu năng của CPU, thì việc khởi động lại có thể sẽ giải quyết được vấn đề.

2. Kết thúc hoặc khởi động lại tiến trình

Nếu việc khởi động lại không làm giảm mức sử dụng CPU cao bất thường, hãy mở Trình quản lý tác vụ. Tại đây, bạn có thể theo dõi các tiến trình sử dụng tài nguyên CPU và tìm hiểu xem máy tính của bạn đang thực sự làm gì với các tài nguyên đó.

Lưu ý rằng các chương trình toàn màn hình như trò chơi đôi khi sẽ ẩn Trình quản lý tác vụ phía sau cửa s). Để tránh điều đó, hãy nhấp vào “Tùy chọn” trong thanh menu trên cùng của Trình quản lý tác vụ và chọn “Luôn ở trên cùng”. Nếu bạn sử dụng màn hình thứ hai, bạn cũng có thể kéo cửa sổ Trình quản lý tác vụ sang màn hình đó.

Trong Trình quản lý tác vụ, hãy nhắp vào thẻ Tiến trình ở phía trên. Nhấp vào “Xem chi tiết” ở phía dưới cùng của thẻ này để mở ra các tiến trình Windows chạy nền. Hãy tìm cột “CPU” gần ở trên cùng của tab Tiến trình rồi nhấp vào đó để sắp xếp các mục theo mức sử dụng CPU:

Mức sử dụng nhiều CPU có thể xảy ra khi chơi một số trò chơi, chạy ứng dụng biên tập video hoặc phát trực tiếp, thực hiện quét virus hoặc sử dụng nhiều thẻ trình duyệt. Nếu đang gặp phải loại tình huống mức sử dụng CPU cao hàng ngày này, bạn nên đóng tất cả các chương trình chạy nền và tab bạn không sử dụng rồi quay lại Task Manager xem tình hình có thay đổi hay không.

Mức sử dụng CPU cao khi đa nhiệm cũng là điều bình thường. Các CPU hiện đại xử lý các tình huống đa nhiệm bằng cách phân chia tiến trình giữa các lõi bộ xử lý, các lõi này xử lý nhiều luồng lệnh cùng lúc.

Intel® Thread Director, một tính năng được giới thiệu trong bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ thứ 12, tối ưu hóa hiệu năng đa nhiệm để tăng hiệu suất lõi và giảm tác động hiệu năng của các ứng dụng cường độ cao như trò chơi. Bộ xử lý Intel® Core™ mới nhất cũng trang bị Công nghệ Intel® Turbo Boost giúp xử lý khối lượng công việc nặng bằng cách tăng tần số của CPU một cách linh hoạt.

Các công nghệ bộ xử lý này có thể tăng đáng kể tốc độ đa nhiệm với các chương trình đòi hỏi khắt khe, nhưng chúng không ngăn được các tình huống sử dụng CPU bất thường xảy ra. Nếu thấy tiến trình chạy nền có tên như Runtime Broker, Trình Quản lý Phiên Windows hoặc Cortana nằm ở trên cùng cột CPU khi chạm mức sử dụng 100% CPU thì tức là bạn đang gặp vấn đề.

Các tiến trình Windows này chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ sức mạnh xử lý hoặc bộ nhớ - thông thường là 0% hoặc 1%. Khi máy tính của bạn không hoạt động, tất cả các tiến trình này nên sử dụng ít hơn 10% dung lượng CPU của bạn. Tuy nhiên, hành vi lỗi hoặc bất thường - ví dụ như một tiến trình Windows liên tục thử và thử lại để thực hiện một hành động tìm kiếm đã bị vô hiệu hóa ở đâu đó - đôi khi có thể khiến một tiến trình duy nhất sử dụng gần như toàn bộ tài nguyên của hệ thống.

Sau khi bạn đã mở Trình quản lý tác vụ và nhận thấy tiến trình này bất ngờ sử dụng một lượng lớn tài nguyên CPU, hãy tìm kiếm trực tuyến để xác định tiến trình đó. Bạn không nên dừng một tiến trình như explorer.exe hoặc winlogon.exe, trừ khi bạn có lý do chính đáng. Các tiến trình này xử lý các thành phần đồ họa như menu Bắt đầu trên máy tính để bàn và gán các tác vụ khởi động cho máy tính khi bật lên.

Sau khi bạn đã xác định được tiến trình nào không quan trọng và đảm bảo rằng bạn đã lưu mọi công việc bạn đang tiến hành, hãy nhấp vào tiến trình để chọn rồi nhấp vào Kết thúc tiến trình ở phía dưới bên phải của Trình quản lý tác vụ. Thao tác End Process (Kết thúc tiến trình) sẽ làm cho chương trình chấm dứt hoạt động mà không lưu.

Nếu một tiến trình bị lỗi là nguyên nhân gây ra mức sử dụng CPU cao, máy tính của bạn sẽ hoạt động trơn tru từ thời điểm này trở đi. Nhiều tiến trình Windows sẽ khởi động lại khi bị chấm dứt. Điều này có thể thiết lập lại các tiến trình đó và ngăn tiến trình mới yêu cầu nhiều năng lượng CPU như trước đây.

3. Cập nhật Trình điều khiển

Nếu một tiến trình vẫn sử dụng quá nhiều CPU, nguyên nhân có thể là trình điều khiển cũ hoặc dưới mức tối ưu. Trình điều khiển là các chương trình có chức năng kiểm soát thiết bị nhất định được kết nối với bảng mạch chủ. Việc cập nhật trình điều khiển của bạn có thể sẽ loại bỏ được các vấn đề hoặc lỗi tương thích khiến mức sử dụng CPU tăng.

Mở menu Start rồi chọn Settings. Nhấp vào mục Updates & Security rồi nhấp vào nút “Check for Updates”. Thao tác này sẽ cập nhật các trình điều khiển tối quan trọng. Nhiều nhà sản xuất card đồ họa cũng cung cấp nhiều tiện ích (ví dụ: chương trình NVIDIA GeForce Experience dành cho GPU) có thể cải thiện hiệu năng chung khi chơi trò chơi.

Không sử dụng phần mềm của bên thứ ba để cập nhật trình điều khiển. Bạn có thể thấy nhiều công ty quảng cáo bản cập nhật trình điều khiển miễn phí trên Internet. Những bản cập nhật xấu sẽ cài phần mềm độc hại trên máy tính của bạn. Những bản cập nhật tốt thì không cần thiết vì Windows hoàn toàn có khả năng tự cập nhật trình điều khiển.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, việc cập nhật phiên bản BIOS của bạn có thể giải quyết vấn đề sử dụng nhiều CPU. BIOS (Hệ thống Đầu vào Đầu ra Cơ bản) là phần mềm bo mạch chủ đưa ra các lệnh cho các thành phần khác của máy tính trong quá trình khởi động.

Bản thân việc cập nhật BIOS thường không giúp cải thiện hiệu năng. Nó thậm chí có thể gây ra các vấn đề mới làm giảm hiệu năng, vì vậy bạn chỉ nên làm điều này nếu bạn đã xác định được lỗi gây ra mức sử dụng CPU cao và thấy rằng việc cập nhật BIOS sẽ giải quyết được lỗi đó.

Bạn có thể tự động cập nhật BIOS bằng một tiện ích do nhà sản xuất bo mạch chủ cung cấp. Bạn cũng có thể cập nhật thủ công bằng cách điều hướng đến trang web của nhà sản xuất. Tìm mẫu bo mạch chủ và số phiên bản BIOS của bạn, truy cập trang web của nhà sản xuất, nhấp vào “Hỗ trợ” và nhấp vào “BIOS” để tìm các bản cập nhật liên quan.

Bạn không biết chắc tên bảng mạch chủ của bạn là gì? Nhấp vào nút Bắt đầu, sau đó nhập “Thông tin hệ thống” và nhấp vào chương trình này khi nó xuất hiện:

Hãy tìm các trường “System Manufacturer”, “System Model” va “BIOS Version/Date” trong cửa sổ System Information để tìm tên bảng mạch chủ của bạn. (ví dụ bảng mạch có tên là Z170X từ GIGABYTE).

Hãy kiểm tra lại lần nữa số phiên bản để bảo đảm bạn chưa cập nhật lên bản mới nhất. Nếu đúng là chưa, hãy tải xuống và cài đặt phiên bản BIOS mới, khởi động lại rồi kiểm tra lại Task Manager để xem vấn đề còn tiếp diễn hay không.

4. Quét tìm phần mềm độc hại

Nếu vấn đề vẫn tiếp diễn thì có khả năng là do phần mềm độc hại giả mạo thành tiến trình Windows bình thường gây ra. Một số chương trình độc hại sử dụng hết băng thông CPU và GPU cho các mục đích khác nhau trong khi vẫn hiện ra trong Trình quản lý tác vụ dưới một cái tên quen thuộc như “Cortana.exe” hoặc “Runtime Broker”.

Ví dụ: phần mềm “khai thác tiền điện tử bằng mã độc” tự cải trang thành một tiến trình bình thường nhưng thực ra lại sử dụng tài nguyên hệ thống của bạn để khai thác tiền điện tử. Loại phần mềm độc hại này có thể ảnh hưởng đáng kể đến hiệu năng CPU, vì máy tính của bạn ưu tiên các hoạt động khai thác tiền điện tử bất hợp pháp hơn các ứng dụng và trò chơi của bạn.

Các dạng phần mềm độc hại khác sử dụng tài nguyên hệ thống bị xâm phạm cho những việc như phá mật khẩu và thuật toán mã hóa. Đây là những ứng dụng yêu cầu cao, cường độ cao mà tội phạm mạng thường xuyên cần đến và việc sử dụng tài nguyên hệ thống của bạn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với việc mua tài nguyên của riêng chúng.

Quét toàn bộ hệ thống của bạn bằng phần mềm quét vi-rút uy tín để kiểm tra. Phần mềm quét bảo mật ngoại tuyến miễn phí do Windows Security cung cấp là một khởi đầu tốt, mặc dù nó không đảm bảo sẽ phát hiện được các cuộc tấn công mới nhất và tinh vi nhất.

5. Lựa chọn Nguồn điện

Một số thiết lập nguồn điện có thể điều chỉnh tốc độ CPU của bạn. Người dùng máy tính xách tay đã quen với các sự cố về nguồn điện, nhưng chúng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống máy tính để bàn. Hãy kiểm tra mục Power Options của bạn bằng cách nhấp vào menu Start và nhập “Edit Power Plan”. Sau khi đã mở, hãy nhấp vào mục “Power Options” trên thanh địa chỉ ở phía trên cùng của cửa sổ. Bạn sẽ thấy màn hình sau:

Hãy nhấp vào mục “Show additional plans” rồi bật chế độ không tiết kiệm pin.

Bây giờ bạn có thể mở lại Trình quản lý tác vụ để xem việc sử dụng CPU có trở lại bình thường không.

6. Tìm hướng dẫn cụ thể trực tuyến

Nếu bạn vẫn gặp phải tình trạng mức sử dụng CPU cao bất thường, thì đó có thể là do các ứng dụng hoặc tiến trình của bên thứ ba sử dụng nhiều tài nguyên hơn mức bình thường. Vì các tiến trình này đến từ các nguồn bên ngoài hệ điều hành của bạn nên không có giải pháp chung cho tất cả để giải quyết các vấn đề này. Bạn sẽ cần xin lời khuyên từ nhà phát triển chịu trách nhiệm tạo ứng dụng chạy tiến trình đó.

Để làm điều đó, hãy lấy tên của tiến trình từ thẻ Tiến trình của Trình quản lý tác vụ và tìm kiếm trực tuyến các bài viết hỗ trợ về chủ đề này.

Nếu bạn không thấy kết quả từ tìm kiếm ban đầu của mình, hãy thêm bất kỳ thông tin cụ thể nào có thể hữu ích, chẳng hạn như mẫu bộ xử lý của bạn và tên của các chương trình khác có liên quan đến sự cố. Không tìm thấy phần thảo luận lỗi cụ thể trên các diễn đàn phần cứng và chơi trò chơi là chuyện hiếm khi xảy ra, do đó, hãy dành thời gian thử nhiều phiên bản khác nhau cho tìm kiếm của bạn.

Bạn có thể tìm thấy những lời khuyên tắt các dịch vụ sử dụng cơ sở dữ liệu Windows Registry. Đây thường là một giải pháp tạm thời, nhưng bạn nên thử nếu không có giải pháp khắc phục vĩnh viễn.

Trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với sổ đăng ký, yêu cầu tối quan trọng là hãy tạo điểm khôi phục. Thao tác này sẽ lưu cài đặt hệ thống hiện tại của bạn và cho phép bạn khôi phục lại các cài đặt đó nếu việc chỉnh sửa Registry vô tìm làm ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống. Để tạo điểm khôi phục, hãy nhấp vào Start rồi nhập “Create a restore point”. Sau đó, bạn sẽ cần chọn ổ đĩa cứng rồi nhấp vào “Configure”.

Chọn “Turn on system protection” trong màn hình System Protection và chọn lượng dung lượng trống của ổ đĩa bạn muốn phân bổ. Tính năng System Restore phải sử dụng ít nhất 1GB nhưng có thể đặt ở mức nhỏ nhất la 1% của các ổ đĩa lớn hơn. Tuy nhiên, phân bổ nhiều dung lượng trống của ổ đĩa hơn sẽ cho phép Windows tạo nhiều điểm khôi phục mới rồi mới phải xóa các điểm cũ hơn.

Sau khi nhấp vào Apply, hãy quay lại màn hình trước và nhấn nút “Create” để cài đặt điểm khôi phục.

Các bước sau đây sẽ khác nhau tùy thuộc vào tiến trình bị ảnh hưởng. Hãy nhớ rằng nếu bạn thực hiện bất kỳ thay đổi quan trọng nào với Windows dựa trên lời khuyên trực tuyến, trước tiên bạn phải tạo một điểm khôi phục.

7. Cài đặt lại Windows

Nếu bạn có một điểm khôi phục từ khi CPU của bạn bắt đầu gặp sự cố, hãy thử khôi phục lại từ điểm đó. Nếu không, bạn có thể thử cài đặt lại Windows để thiết lập lại hệ thống và giải quyết tình trạng sử dụng CPU cao. Đây có thể là một tiến trình lâu dài, nhưng nó có thể giải quyết các sự cố sử dụng CPU do phần mềm gây ra.

Cài đặt lại Windows sẽ xóa tất cả các ứng dụng đã cài đặt của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn có tùy chọn giữ các tệp của mình. Một tệp riêng lẻ không có khả năng gây ra mức sử dụng CPU cao, vì vậy bạn không cần phải để Windows xóa tất cả chúng. Tuy nhiên, để đề phòng, bạn nên sao lưu các tệp này trên ổ đĩa ngoài hoặc dịch vụ đám mây.

Khi đã sẵn sàng bắt đầu, hãy nhấp vào nút Start rồi nhập “Reset this PC”. Sau đó, nhấp vào “Get Started”.

Quá trình này có thể mất từ một giờ trở lên. Khi quá trình kết thúc, bạn sẽ cần cài đặt lại các trò chơi và ứng dụng mà bạn sử dụng.

Các chương trình khác

CPU-Z là công cụ đáng tin cậy cho việc kiểm tra thông tin chung về CPU và bảng mạch chủ của bạn. Nó hiển thị số mẫu chính xác của CPU và bo mạch chủ của bạn cũng như thông tin về hiệu năng. Bạn có thể sử dụng các số mẫu đó để tìm kiếm các bài viết hỗ trợ trực tuyến liên quan đến việc sử dụng CPU.

Task Manager không phải là cách duy nhất cho phép xem các tiến trình chạy nền đang làm gì. Nhật ký Process Monitor ghi lại không chỉ mức sử dụng CPU mà cả của sổ đăng ký, hệ thống tệp và hoạt động mạng. Hãy kiểm tra hoạt động mạng bằng cách sử dụng công cụ này nếu bạn nghi ngờ có tiến trình có thể là phần mềm độc hại.

Tương tự, Performance Monitor là công cụ được tích hợp sẵn trong Windows tool đem đến cho bạn chế độ xem chi tiết hơn về mức sử dụng CPU theo thời gian của tiến trình. Để mở, hãy nhấn tổ hợp Phím Windows + R rồi nhập “perfmon”.

Performance Monitor có quá nhiều tính năng nâng cao không thể mô tả hết ở đây. Chức năng chính của nó là chia mức sử dụng CPU thành nhiều danh mục cho mỗi tiến trình và theo dõi theo thời gian để khắc phục sự cố nâng cao.

Những điều cần lưu ý khi khắc phục tình trạng CPU không chạy hết công suất

Khi phát hiện tình trạng mức sử dụng CPU cao trên máy tính, việc khắc phục kịp thời vô cùng quan trọng để đảm bảo CPU hoạt động ổn định và tối ưu hóa hiệu suất hệ thống. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi bạn kiểm tra CPU máy tính để xử lý vấn đề này.

Xác định nguyên nhân: Đầu tiên, phải xác định nguyên nhân gây ra mức sử dụng CPU cao. Sử dụng Trình quản lý tác vụ để xem các tiến trình sử dụng tài nguyên nhiều nhất và kiểm tra hệ thống xem liệu CPU có vấn đề ở phần cứng hay phần mềm.

Xóa tệp tạm thời và cache: Xóa các tệp tạm thời và bộ nhớ cache giúp giải phóng không gian lưu trữ và tăng tốc độ xử lý.

Giảm số lượng chương trình chạy cùng lúc: Hạn chế số lượng ứng dụng chạy tự động khi khởi động máy tính để giảm tải hệ thống có thể là cách làm máy tính hết lag đơn giản nhất.

Kiểm tra và cập nhật trình điều khiển: Đảm bảo các trình điều khiển phần cứng trên máy tính đang sử dụng phiên bản mới nhất để tối ưu hóa hiệu suất và giảm tải CPU.

Nâng cấp phần cứng: Nếu vấn đề không giải quyết được bằng thao tác phần mềm, hãy xem xét nâng cấp CPU hoặc RAM để cải thiện hiệu suất tổng thể của máy tính.

Hãy cẩn thận khi sử dụng các công cụ tối ưu hóa: Tránh sử dụng các công cụ không rõ nguồn gốc, không đáng tin cậy để tránh gây hại hệ thống.

Tìm thêm cách để tăng tốc cho CPU

CPU được thiết kế để chạy một cách an toàn ở mức sử dụng 100% CPU. Tuy nhiên, những tình huống này cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu năng của các trò chơi và ứng dụng cường độ cao. Tìm hiểu cách khắc phục mức sử dụng CPU cao có thể giải quyết một số vấn đề phổ biến nhất.

Tuy nhiên, không phải tất cả vấn đề về CPU đều có thể giải quyết bằng phần mềm. CPU của bạn có thể đơn giản chỉ là không đủ khả năng để đáp ứng yêu cầu của các trò chơi hoặc ứng dụng mà bạn yêu cầu nó chạy.

Điều này có nghĩa là có thể đã đến lúc nâng cấp. Các CPU Intel® mới nhất giúp tăng hiệu năng cho các game thủ cũng như các chuyên gia sáng tạo.